Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) là một loại thuế trực thu, đánh trên thu nhập cao của người nộp thuế.
I. Một số khái niệm và công thức liên quan thuế TNCN:
-Thuế TNCN phải nộp = thu nhập tính thuế * thuế suất (1)
-Thu nhập (TN) tính thuế = TN chịu thuế – các khoản giảm trừ
–Thu nhập chịu thuế: là tổng thu nhập của cá nhân nhận được từ các tổ chức hoặc cá nhân chi trả, trừ những khoản sau:
+ Tiền phụ cấp ăn giữa ca, ăn trưa từ 680.000 đồng/người/tháng trở xuống đối với những DN không tự nấu ăn.
+ Tiền phụ cấp điện thoại do DN tự quy định.
+ Phụ cấp trang phục từ 5 triệu đồng/người/năm trở xuống.
+ Thu nhập từ tiền lương, tiền công làm thêm giờ vượt quá mức tiền lương, tiền công làm việc giờ hành chính.
–Các khoản giảm trừ: bao gồm giảm trừ gia cảnh và các khoản bảo hiểm bắt buộc:
+ Các khoản giảm trừ gia cảnh: bao gồm giảm trừ cho bản thân là 9 triệu đồng/người/tháng và giảm trừ cho người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/người/tháng.
Người phụ thuộc là những người chưa đến độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động nhưng mất khả năng lao động, người quá độ tuổi lao động.
+ Các khoản quyên góp, từ thiện, khuyến học,…
-Cá nhân không cư trú: là những cá nhân m à thời gian làm việc liên tục dưới 183 ngày trong 1 năm tại Việt Nam (thường là người nước ngoài).
-Cá nhân cư trú:
+ Là cá nhân có thời gian làm việc liên tục trên 183 ngày trong 1 năm tại VN.
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam bao gồm có nơi ở thường trú tại VN hoặc có hợp đồng thuê nhà có thời hạn tại VN.
-Thu nhập làm căn cứ tính giảm thuế: là thu nhập của cá nhân tại những DN được Nhà nước quy định sẽ được giảm thuế (ví dụ: cá nhân làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng xa, vùng sâu, hải đảo,…)
II. Cách tính thuế thu nhập cá nhân:
Thuế TNCN được tính mỗi tháng một lần, thời điểm tính thuế là thời điểm chi trả thu nhập.
Ví dụ: Tháng 5/N chi trả lương tháng 4/N cho người lao động thì khoản lương đó tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 5/N.
Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể sẽ có các cách tính thuế TNCN như sau:
1. Đối với cá nhân có ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) từ 3 tháng trở lên
– Những cá nhân có ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên tại một hay nhiều nơi.
– Những cá nhân cư trú ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên nhưng nghỉ làm việc trước thời hạn trong hợp đồng thì tổ chức hoặ cá nhân chi trả thu nhập vẫn khấu trừ thuế vào lương của người lao động theo biểu thuế luỹ tiến từng phần.
– Mức thuế suất áp dụng trong công thức (1) cho cách tính thuế TNCN theo biểu luỹ tiến từng phần, dựa trên các mức thu nhập tính thuế/người/tháng:
+ Thu nhập tới 5 triệu đồng (trđ), áp dụng thuế suất (TS) 5%.
+ Thu nhập từ trên 5 trđ đến 10 trđ, áp dụng TS 10%.
+ Thu nhập từ trên 10 trđ đến 18 trđ, áp dụng TS 15%.
+ Thu nhập từ trên 18 trđ đên 32 trđ, áp dụng TS 20%.
+ Thu nhập từ trên 32 trđ đến 52 trđ, áp dụng TS 25%.
+ Thu nhập từ trên 52 trđ đến 80 trđ, áp dụng TS 30%.
+ Thu nhập trên 80 trđ, áp dụng TS 35%.
– Ví dụ về cách tính thuế TNCN theo biểu luỹ tiến từng phần:
Ông Nguyễn Văn A có thu nhập từ tiền lương, tiền công chi trả tháng 6/2015 cụ thể như sau:
– Lương thực tế là 100 triệu đồng, phụ cấp ăn giữa ca và ăn trưa là 1 triệu đồng.
– Lương cơ bản để đóng bảo hiểm bao gồm bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) là 20 triệu đồng.
– Ông A nuôi 2 con nhỏ (dưới 18 tuổi).
Yêu cầu: Tính thuế TNCN phải nộp trong tháng của ông A.
a. Thu nhập chịu thuế =100.000.000 – 680.000 = 99.320.000
(tiền phụ cấp ăn giữa ca và ăn trưa tối đa là 680.000 và khoản này bị loại ra khỏi thu nhập chịu thuế)
b. Các khoản giảm trừ cho ông A
Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9.000.000
Giảm trừ gia cảnh cho 2 người phụ thuộc ( 2 con nhỏ):
3.600.000 * 2 = 7.200.000
BHXH, BHYT: 20.000.000 *8% + 20.000.000*1,5% = 1. 900.000
→ Tổng các khoản giảm trừ cho ông A
9.000.000 + 7.200.000 + 1.900.000 = 18.100.000
c. Thu nhập tính thuế = 99.320.000 – 18.100.000 = 81.220.000
Áp dụng mức thuế suất luỹ tiến từng phần
d. Thuế TNCN phải nộp:
= (5.000.000 * 5%) + (10.000.000 – 5.000.000)*10% + (18.000.000 – 10.000.000)*15% + (32.000.000 – 18.000.000)*20%+ (52.000.000 – 32.000.000)*25% + (80.000.000 – 52.000.000)*30% + (99.320.000 – 80.000.000)*35% = 24.912.000
Vậy trong tháng 6/2015, ông A sẽ phải tạm nộp số thuế TNCN là 24.912.000 VNĐ.
2. Đối với cá nhân không ký HĐLĐ hoặc có ký HĐLĐ nhưng dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên:
Đối với cá nhân cư trú, thuế suất áp dụng trong công thức tính thuế TNCN phải nộp là 10%.
Ví dụ: Chị Hoàng Thị Lan có hợp đồng lao động với công ty X trong vòng 2 tháng , lương 1 tháng là 3 triệu đồng, phụ cấp ăn trưa 500.000 đồng/ tháng.
Như vậy, công ty X sẽ trừ vào lương của chị Thêu số thuế TNCN để tạm nộp cho cơ quan thuế: (3.000.000 + 500.000)*10% = 350.000
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% như trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh mà chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân đó làm bản cam kết TNCN theo mẫu 02/CK – TNCN gửi tổ chức chi trả thu nhập để tổ chức làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN cho cá nhân đó. Cá nhân làm cam kết sẽ phải chịu trách nhiệm về cam kết của bản thân, nếu phát hiện gian lận sẽ xử phạt theo quy định của Luật thuế hiện hành.
3. Đối với cá nhân không cư trú:
Đối với cá nhân không cư trú (theo định nghĩa ở trên) thì thường được xác định như sau:
Thuế TNCN phải nộp = thu nhập chịu thuế * 20%
Thu nhập chịu thuế được xác định hoàn toàn tương tự như nguyên tắc và ví dụ trên.
Chúc các bạn thành công!